• Nhà máy AMIE tiêu chuẩn GMP

15 lời khuyên : khuyến khích những hành vi mà bạn muốn ở con bạn

1. Trẻ học những gì bạn làm

Bạn là hình mẫu của con bạn vì vậy hãy dùng chính những hành vi của mình  để hướng dẫn con bạn. Những gì mà bạn thường làm quan trọng hơn những gì bạn nói. Nếu bạn muốn con bạn nói “làm ơn” thì chính bạn phải nói như vậy. Nếu bạn không muốn con lên giọng, chính bạn phải nói nhỏ nhẹ và từ tốn.

 

2. Cho con bạn biết bạn cảm nghĩ ra sao

Hãy trung thực nói với con bạn về hành vi của con bạn ảnh hưởng đến bạn như thế nào, như vậy sẽ giúp con bạn nhìn thấy cảm xúc của chính con bạn ở trong bạn giống như 1 cái gương. Hiện tượng này được gọi là sự đồng cảm. Khi lên 3 tuổi trẻ em có thể thể hiện sự đồng cảm thực sự. Vì vậy bạn có thể nói “Bố/Mẹ đang buồn bực vì có quá nhiều tiếng ồn nên bố/mẹ không thể nói chuyện điện thoại được” Khi bạn bắt đầu với câu nói với tư cách ‘Bố/Mẹ’ sẽ cho con bạn cơ hội nhìn sự việc từ góc nhìn của bạn.

 

3. Nhận biết khi con bạn “ngoan”

Khi con bạn hành xử theo cách bạn thích bạn có thể cho con bạn thấy phản hồi tích cực .Ví dụ: Khi con bạn đang chơi ngoan. Bố/Mẹ thật sự thích cách con để toàn bộ đồ chơi trên bàn. Cách này sẽ hiệu quả hơn là đợi cho đến khi những đồ chơi này rơi xuống sàn nhà rồi quát con bạn ‘Này hãy dựng lại’ . Hãy nhớ rằng nếu trẻ chỉ có lựa chọn giữa không chú ý hoặc chú ý tiêu cực, các bé sẽ nghiêng về chú ý tiêu cực.

 

4. Hãy hạ thấp người ngang bằng với con bạn

Quỳ gối hoặc ngồi xổm cạnh con bạn là một biện pháp hưu hiệu để giao tiếp tích cực với trẻ. Việc ở gần con bạn giúp bạn nắm bắt được những gì con bạn đang cảm nhận hoặc nghĩ. Việc đó giúp con bạn tập trung vào điều bạn đang nói hoặc yêu cầu. Nếu bạn ở gần và được chú ý lắng nghe thì bạn không cần phải yêu cầu con bạn nhìn vào bạn.

 

5. Bố/Mẹ đã nghe thấy con rồi

Nghe tích cực là một biện pháp khác giúp các bé cảm thấy được tôn trọng và an ủi. Nó có thể tháo ngòi những cơn phẫn nộ tiềm tang.

 

6. Giữ lời hứa

Hãy tôn trọng những thỏa thuận. Khi bạn thực hiện lời hứa của bạn dù tốt hay không tốt thì con bạn sẽ học cách tin tưởng và kính trọng bạn. Vì vậy khi bạn hứa là sẽ đi dạo sau khi con bạn nhặt đồ chơi lên hãy đảm bảo rằng bạn chuẩn bị sẵn sang đi dạo cùng con. Càng làm thực chứng nào càng tốt chứng đó. Điều này giúp con bạn cảm thấy an toàn hơn vì nó tạo nên mootjmooi trường nhất quán và biết trước

 

7. Giảm sự cám giỗ

Những đồ vật sắc nhọn vì lạ nên sẽ khiến trẻ rất thích sẽ khó có thể nói cho con bạn là nhớ không được chạm vào. Hãy giảm cơ hội để xảy ra những khám phá ngây thơ tốn kém bằng việc để những đồ đó ra khỏi tầm mắt của trẻ.

15 loi khuyen khuyen khich tre

8. Chọn cuộc chiến của bạn

Trước khi bạn can dự vào bất kỳ việc gì con bạn đang làm đặc biệt là nói “không” hay “dừng lại” – Hãy tự hỏi bản thân banj là việc đó có thật sự cần thiết không, bằng việc hạn chế tối đa những chỉ thị, yêu cầu và phản hồi tiêu cực. Nguyên tắc thì quan trọng nhưng chỉ nên sử dụng chúng khi thực sự quan trọng mà thôi.

 

9. Mè nheo: hãy cứng rắn

Trẻ em không muốn là người gây khó chịu với việc nhượng bộ trẻ khi trẻ mè nheo điều gì đó chúng ta đã luyện cho trẻ làm như thế nhiều hơn kể cả khi chúng ta không muốn thế. “Không” có nghia là ‘không’ chứ không phải là có thể vì vậy không nói từ này trự khi bạn muốn như vậy. Nếu bạn nói “không” rồi lại nhượng bộ trẻ sẽ mè nheo hơn nữa lần sau và hy vọng lại được may mắn lần nữa.

 

10. Đơn giản và tích cực

Hãy đưa ra chỉ dẫn rõ ràng bằng từ ngữ đơn giản, nói ra một sự việc tích cực sẽ giúp các bé nghĩ theo đúng cách. Ví dụ: “Con làm ơn đóng cửa vào” sẽ tốt hơn “đừng để cửa mở thế đóng vào”

 

11. Trách nhiệm và hậu quả

Khi trẻ lớn lên bạn có thể trao thêm cho trẻ trách nhiện với hành vi của em. Bạn cũng có thể tạo cơ hội cho các em trải nghiệm những hậu quả đương nhiên của hành vi đó. Bạn không cần lúc nào cũng là người khó chịu. Ví dụ: nếu con bạn quên bỏ hộp ăn trưa và cặp sách trẻ sẽ bị đói vào giờ ăn trưa vì đó là vơn đói của trẻ và trẻ phải gánh chịu, chỉ một lần bị đói sẽ không làm tổn thương trẻ. Đôi khi với sự quan tâm tốt nhất chúng ta lại làm quá nhiều cho con mình mà không để cho con tự học hỏi. Đôi khi bạn cần phải cho trẻ thấy hậu quả của những hành vi không được chấp nhận hoặc nguy hiểm. Những lúc như vậy tốt nhất hãy đảm bảo rằng bạn đã giải thích hậu quả và con bạn đã đồng ý chấp nhận trước.

 

12. Nói một lần rồi thực hiện

Thật ngạc nhiên khi biết con bạn lắng nghe nhiều thế nào kể cả khi trẻ không có sự hiểu biết xã hội để nói với bạn. Cằn nhằn phê bình làm bạn chán và không hiệu quả. Kết cục là con bạ sẽ không nghe bạn và thắc mắc vì sao lại buồn bực hơn. Nếu bạn muốn cho con bạn cơ hội cuối cùng để hợp tác hãy nhắc trẻ về hậu quả của việc không hợp tác sau đó bắt đầu đếm đến 3.

 

13. Hãy làm cho trẻ cảm thấy quan trọng

Trẻ yêu thích được đóng góp và gia đình. Hãy bắt đầu giới thiệu một số việc nhà đơn giản để các em có thể làm và thể hiện vai trò quan trọng của các em trong việc giúp đỡ gia đình. Điều này sẽ giúp các em cảm thấy quan trọng và tự hào vì đã giúp đỡ gia đình. Nếu bạn có thể cho con bạn tập làm việc nhà nhiều trẻ sẽ làm tốt hơn và sẽ cố gắng hơn. Những công việc an toàn giúp trẻ cảm thấy có trách nhiệm xây dựng tính tự tin ở các em và cũng giúp được bạn nữa.

 

14. Chuẩn bị với những tình huống thách thức

Đôi khi việc chăm sóc con bạn và làm những việc bạn cần làm trở lên nan giải. Nếu bạn nghĩ trước về những tình huống thách thức này bạn có thể lập kế hoạch dựa trên nhu cầu của con bạn. Hãy thông báo cho trẻ 5 phút trước khi bạn cần trẻ thay đổi hoạt động. Nói với trẻ lý do vì sao bạn cần trẻ hợp tác như vậy trẻ sẽ chuẩn bị cho điều bạn mong đợi.

 

15. Duy trì khiếu hài hước

Một các nữa để giải tỏa căng thẳng và xung đột tiềm tàng là sử dụng khiếu hài hước và vui vẻ. Bạn có thể giả làm con quái vật gớm chiếc đi cù kì hay bắt trước tiếng động vật. Cố gắn hài hước để cả hai cùng cười mới tuyệt vời.

 

Chia sẻ:

  • twitter twitter
  • facebook facebook
  • linkin linkin
  • google+ google+
  • pinterest pinterest

Bài viết liên quan

Thẻ

show off
up