• Nhà máy AMIE tiêu chuẩn GMP

Hăm tã ở trẻ sơ sinh – các điều trị và biện pháp ngừa hăm tã

Hăm tã là hiện tượng vùng đùi, mông bé bị nổi mẩm đỏ, nặng dẫn đến nứt nẻ, đóng vảy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm. Các nguyên nhân gây hăm ở bé:
– Nguyên nhân chủ yếu là do bé bài tiết liên tục, việc vệ sinh, thay tã không kịp thời hoặc bé bị ủ quấn trong tã quá lâu mà gây nên.
– Nguyên nhân thứ hai cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay
– Trẻ có thể bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt xải hoặc thuốc tẩy vải
– Hay bé bị tiêu chảy cấp, hăm thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy
Làn da trẻ rất mỏng manh, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ dẫn đến bị hăm. Trẻ bị hăm sẽ làm cho trẻ quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ khó chăm sóc.

Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ

– Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.
– Hãy vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ!
– Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót. Bằng cách này, cha mẹ có thể giúp bảo vệ da bé tránh bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Trên thị trường có một số loại thuốc mỡ dùng ngoài da như oxit kẽm trắng… tạo thành một lớp dày bên ngoài da của trẻ sẽ rất tốt trong việc bảo vệ làn da mỏng và nhạy cảm cho trẻ.
– Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn. Nếu em bé của bạn mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho phần được quấn tã của trẻ.
– Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, hãy tạm thời không đóng tã (bỉm) và ngừng bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt bởi khi tiếp xúc với không khí thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm tã cho trẻ sẽ nhanh hơn rất nhiều.
– Các mẹ cũng hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không dùng tã (bỉm), chỉ cần lót bên dưới mông trẻ một tấm vải chống thấm, bảo vệ cho chiếc đệm là được. Như vậy phần bên dưới của trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc hăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Hăm tã ở trẻ thường xuất hiện do nhiễm trùng bởi nấm men, và có thể điều trị tại nhà bằng một vài loại thuốc kháng nấm để bôi cho trẻ quanh khu vực mặc tã. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt và những nốt phát ban (vùng da bị đỏ) không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sỹ.

 

Nguồn: Chọn lọc & tham khảo từ Internet

Chia sẻ:

  • twitter twitter
  • facebook facebook
  • linkin linkin
  • google+ google+
  • pinterest pinterest

Bài viết liên quan

show off
up